Tinh dầu giúp chăm sóc bảo vệ răng miệng hiệu quả

Share it:
Ngoài các tác dụng trị liệu khác, một số loại tinh dầu cũng có tác động tốt với răng và nướu.
Vì tinh dầu không hòa tan với nước nên có thể pha tinh dầu với rượu, dùng 10 giọt tinh dầu trong 50 ml rượu. Sau đó, thêm vài giọt hỗn hợp này vào 1 cốc nước và súc miệng hàng ngày. Một cách khác là pha loãng tinh dầu với dầu dẫn (dầu ôliu, dầu mè...) và phải bảo đảm đây là loại tinh dầu hữu cơ có chất lượng cao nhất.



Có người vẫn sử dụng tinh dầu bôi trực tiếp để phát huy tối đa tác dụng kháng khuẩn.

Những loại tinh dầu có thể giúp chăm sóc răng miệng và nướu:

  • Tràm trà (Melaleuca alternifolia, hay melaleuca oil).
  • Có tác dụng kháng khuẩn, kháng sinh, tràm trà có tác dụng trị đau răng tuyệt vời và và có thể giết các vi sinh gây lây nhiễm (những loại gây sâu răng và bệnh về nướu). Các thử nghiệm lâm sàng lên con người đã được công bố và đã xác nhận rằng tinh dầu tràm trà giảm khuẩn và nấm hiệu quả, ngăn nhiễm khuẩn và trị viêm nướu và sưng miệng do răng giả.
  • Cho 3-4 giọt tràm trà vào khoảng 6 muỗng canh nước để diệt khuẩn và làm chắc nướu.
  • Tinh dầu hương thảo
  • Theo Dược điển Châu Âu Pharmacopoea Europaea, tinh dầu hương thảo có tác dụng kháng sinh, chống khuẩn và làm tăng sự tuần hoàn của da. Tinh dầu hương thảo có được sử dụng ngoài da (tỷ lệ pha loãng 6-10%) và sử dụng để uống với trà ấm (pha 3-4 giọt). Tuy nhiên, có nguồn (English Wikipedia) cảnh báo là không nên uống tinh dầu này. Cũng nên tránh khi mang thai.
  • Tinh dầu bách lý hương (Thymus vulgaris) Tinh dầu bách lý hương có khả năng kháng sinh, kháng khuẩn và là thành phần chính của Listerine và các loại nước súc miện chống khuẩn khác.
  • Tinh dầu chanh
  • Thành phần tinh dầu chanh có thành kháng khuẩn, kháng nấm, tạo hưng phấn, giải độc, thu liễm, làm chắc nướu.
  • Tinh dầu trắc bách diệp
  • Có tác dụng chống khuẩn, thu liễm (làm se chắc), cầm máu, co mạch. Tác dụng tốt với nướu bị chảy máu.
  • Tinh dầu khuynh diệp
  • Có tác dụng chống khuẩn, chống nhiễm, thông mũi và làm hưng phấn. Có thể dùng để mát-xa nướu bị nha chu.
  • Tinh dầu tràm gió (Melaleuca leucadendra)
  • Tăng sự hình thành mô (bị tụt lợi)
  • Tinh dầu oải hương (Lavandula angustifolia)
  • Tăng tuần hoàn máu và hình thành mô (mùi hương cũng rất tuyệt vời).
  • Kháng khẩn, kháng sinh, chống nhiễm, làm tê, tăng sự hình thành mô.
Share it:

công dụng tinh dầu

lam dep

tinh dầu chăm sóc răng miệng

Post A Comment:

0 comments:

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.